Cách Phân Biệt Các Loại Nhựa Và Những Ký Hiệu Thông Dụng

Trang chủ Tin tức Cách Phân Biệt Các Loại Nhựa Và Những Ký Hiệu Thông Dụng

Khi các bạn đi mua các loại thực phẩm ăn uống thì các bạn đã có từng suy nghĩ bao bì của những thực phẩm đó được làm từ loại nhựa gì hay chưa? Có an toàn đối với sức khỏe hay không? Nếu không phân biệt rõ các loại nhựa thì bạn sẽ sử dụng loại nhựa chứa các chất độc hại mà bản thân không hề biết. Nhựa hiện nay thường được sản xuất để sử dụng nhiều mặt hàng như bao bì, tô nhựa, ly nhựa,... Vì vậy hiện nay vô số nhựa không được phân loại và có một số loại nhựa không phân biệt được. Bài viết trên này giải đáp cho quý khách 1 cầu trả lời và cách phân biệt các loại nhựa nhé!

phan-biet-cac-loai-nhua-01
Nhựa là gì? 

I. Nhựa là gì? 

Nhựa có tên tiếng anh là plastic, nhựa plastic được tổng hợp từ các hợp chất hóa học. Loại nhựa này được dùng làm nguyên vật liệu sản xuất ra nhiều đồ dùng, dụng cụ để hoạt động trong đời sống như: Chai, lọ, bàn, ghế, bọc nilong, lốp xe, ống dẫn điện, vỏ xe, nhựa tổng hợp,.... 

phan-biet-cac-loai-nhua-02
Nhựa là gì? Tác dụng gì hiện nay

II. Tại sao nên phân biệt các loại nhựa

Tại sao " nên " phân biệt nhựa? Sau đây Thành Tiến sẽ cung cấp thông tin đặc biệt về nhựa nhé! BPA hay ( Bisphenol A ) là một chất hóa học độc hại có trong nhựa chúng có thể hòa tan vào thực phẩm nếu đặt trong môi trường có nhiệt độ cao.

Tại sao trên thế giới hiện nay các bệnh ung thư tăng cao và độ tuổi mắc ung thư ở giới trẻ tăng cao. Đó cũng là một trong những lí do liên quan trực tiếp đến nhựa và đặc biệt là không phân biệt được các loại nhựa an toàn hay không an toàn trên thị trường. Vậy để tránh tiêu thụ chất độc hại có trong nhựa thì hãy phân biệt các loại nhựa sau bài viết sau: 

Các loại bao bì sẽ được in trên vỏ ký hiệu các loại nhựa giúp ta dễ dàng phân biệt. Các loại nhựa được phân loại như sau: PETE “1”; HDPE “2”; PVC “3”; LDPE “4”; PP: “5”; PS “6”; PC “7”.

phan-biet-cac-loai-nhua-20
Ký hiệu các loại nhựa an toàn

III. Phân biệt 7 loại nhựa thường gặp hiện nay

1. Nhựa PET - Kí hiệu số 1

Nhựa PET là một loại nhựa có tên khoa học là Polyethylene terephthalate đây là thuộc một nhánh từ chất nhựa polyme polyester. Dạng nhựa này dẻo và đa năng, nó chịu lực và đàn hồi, chịu nhiệt cao. Nhựa PET thường dùng để đựng các loại thực phẩm lỏng như: nắp chai, chai nước ngọt, nước lọc, chai nước mắm,.....

Các sản phẩm nhựa PP nếu để ở nhiệt độ thấp thì không có hại ví dụ như để trong tủ lạnh, tránh ánh nắng mặt trời. Còn nếu mà để ở nhiệt độ cao như trong ô tô, bếp gas, ngoài nắng,... Thì loại nhựa này sẽ sinh ra chất aldehyde và thôi nhiễm antimony. Nói cho dễ hiểu khi đựng các loại thực phẩm thì loại nhựa này sẽ thẩm thấu vào đồ uống, đồ uống,... Sử dụng lâu dần sẽ gây ra nguy cơ ung thư và bệnh khác. 

phan-biet-cac-loai-nhua-05
Nhựa PET

2. Nhựa HDPE - Kí hiệu số 2

Nhựa HDPE có tính chất được làm từ dầu mỏ giống như nhựa PVC. Nhưng loại nhựa HDPE này có cấu trúc phân tử cao hơn PVC, chống chịu, kéo căng tốt hơn. Cấu trúc phân tử của nhựa HDPE bao gồm etylen kết hợp với nhau tạo thành 1 chuỗi phân tử dài. Vậy cho thấy sự ổn định của loại nhựa đáp ứng được như đàn hồi cao, chịu áp lực, va đập mạnh nó còn chống được sự ăn mòn, hòa tan và tác nhân ở bên ngoài.

Nhựa HDPE là loại nhựa an toàn nhất trong các loại nhựa: 

  • Nhựa có độ bền cao, chịu va đập tốt, không bị trầy xước.
  • Chịu nhiệt độ cao ( 120 độ C )
  • Bề mặt trơn cao về mặt hóa học. 

Vì loại nhựa này an toàn nên được sản xuất các loại sản phẩm như: Bình đựng sữa, chai nhựa, bình đựng chất tẩy, chai dầu ăn và các loại bao bì.

phan-biet-cac-loai-nhua-07
Nhựa HDPE

=> Xem thêm: in túi ni lông, in bao bì giá sỉ chất lượng tại Hà Nội

3. Nhựa PVC - Kí hiệu số 3

Nhựa PVC có nguồn gốc từ dầu mỏ và muối, loại nhựa này có khả năng chống thấm cực tốt, chịu được hóa chất và nhiệt độ cao và rất dễ dàng sản xuất. Nhựa PVC có thể gây ô nhiễm môi trường. 

Nhựa PVC là loại nhựa độc hại, gặp nhiệt độ cao nhựa PVC sẽ sinh ra nhiều chất độc như BPA và phthalates chúng có thể sẽ hòa tan vào thực phẩm nên dẫn đến các loại bệnh ung thư nếu sử dụng lâu dài. 

phan-biet-cac-loai-nhua-03
Nhựa PVC

4. Nhựa LDPE - Kí hiệu số 4

Là một loại nhựa có tên khoa học là ethylene monomer là loại nhựa được sản xuất đầu tiên vào năm 1933 ICI. Loại nhựa này được sản xuất bằng quá trình chịu áp suất cao và thông qua phản ứng trùng hợp gốc. LDPE nó là một dạng khác của PE nhưng mật độ Polyetylen thấp. Có ứng dụng làm túi nilon, bao bì, bao bì màng ghép, bởi vì tính chịu nhiệt độ thấp nên hạn chế sử dụng để đựng các loại thực phẩm nóng.

phan-biet-cac-loai-nhua-08
Nhựa LDPE

Xem thêm sản phẩm làm từ nhựa: 

5. Nhựa PP - Kí hiệu số 5

Nhựa PP là một loại nhựa dẻo có tên khoa học là Polypropylene. Chất liệu này vừa cứng, vừa dai. Chúng được pha chế thêm hóa chất và có nhiều màu khác nhau, loại chất liệu này không độc hại. Nhựa PP là viết tắt của từ polypropylene, là một loại nhựa nhiệt dẻo, được tạo ra từ quá trình chưng cất dầu mỏ, một loại polymer của phản ứng trùng hợp Propylen có độ bền cơ học cao, khả năng chịu nhiệt tốt, có thể chịu được nhiệt độ lên đến 150°C. PP nhựa có công thức hoá học là (C3H6)n. 

phan-biet-cac-loai-nhua-04
Nhựa PP

Xem thêm sản phẩm: Hạt nhựa PP là gì? đặc điểm và công dụng

6. Nhựa PS - Kí hiệu số 6

Nhựa PS là một loại nhựa nguyên sinh sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật và được ứng dụng nhiều trong sản xuất. Loại này còn được gọi là xốp. 

Nhựa PS thường sản xuất để đựng thực phẩm, nước uống như ly nhựa, hộp xốp, thìa nhựa, dĩa nhựa,... Loại nhựa này có giá cực rẻ, không chịu được nhiệt độ cao. 

phan-biet-cac-loai-nhua-06
Nhựa PS

=> Xem thêm: https://baobithanhtien.com/tin-tuc

7. Nhựa PC - Kí hiệu số 7

Nhựa PC là một loại nhựa nhiệt dẻo vô định hình không màu và trong suốt. Nhựa PC có tên tiếng Anh là Polycarbonate, vì vậy tên viết tắt là PC. Polycacbonat là một loại nhựa tổng hợp trong đó các đơn vị polymer được liên kết thông qua các nhóm cacbonat, chất liệu này có thể được phủ lên một số bởi một số chất liệu khác.

Chất hóa học chính của nhựa polycarbonate (PC) là một loại polymer có tên đầy đủ là polycarbonate poly(bisphenol-A carbonate), thường được viết tắt là PC hoặc PC resin. Quá trình sản xuất polycarbonate thường dựa vào phản ứng giữa bisphenol-A và phosgene (COCl2).

phan-biet-cac-loai-nhua-09
Nhựa ABS

IV. Phân biệt kí hiệu các loại nhựa

Kí hiệu trên sản phẩm có thể giúp phân biệt giữa các loại nhựa khác nhau. Mã số tái chế được sử dụng để đánh giá và phân loại các loại nhựa, và chúng thường được in trên sản phẩm để hỗ trợ quá trình tái chế. Kí hiệu này thường được gọi là mã số tái chế Resin Identification Code (RIC) và được quy định bởi Hiệp hội Tái chế Nhựa (Plastic Recycling Association).

Dưới đây là các kí hiệu phổ biến và cách phân biệt giữa chúng:

  1. PETE (Mã số 1):

    • Mô tả: Chủ yếu được sử dụng cho nước đóng chai và đồ uống khác.
    • Dạng tái chế: PETE có thể tái chế thành polyester.
  2. HDPE (Mã số 2):

    • Mô tả: Thường được sử dụng cho chai nước lớn, chai xịt, đồ đựng sữa và nhiều sản phẩm khác.
    • Dạng tái chế: HDPE có thể tái chế thành nhiều sản phẩm như ống nước, sản phẩm đóng gói và đồ chơi.
  3. PVC (Mã số 3):

    • Mô tả: Thường được sử dụng trong ống nước, ống cứng, đồ điện tử và đồ chơi.
    • Dạng tái chế: PVC tái chế khó khăn và không phổ biến.
  4. LDPE (Mã số 4):

    • Mô tả: Sử dụng cho túi nhựa, bao bì linh kiện điện tử và ống linh kiện mềm.
    • Dạng tái chế: LDPE thường được tái chế thành túi nhựa và sản phẩm nhựa mềm khác.
  5. PP (Mã số 5):

    • Mô tả: Thường được sử dụng trong đồ đựng thực phẩm, nắp đậy, ống dẫn và đồ chơi.
    • Dạng tái chế: PP có thể tái chế thành nhiều sản phẩm như đồ đựng thực phẩm, đồ chơi và sản phẩm dân dụng.
  6. PS (Mã số 6):

    • Mô tả: Sử dụng cho các sản phẩm như cốc, đĩa, đồ chơi và đồ đựng thực phẩm.
    • Dạng tái chế: PS có thể tái chế thành các sản phẩm như khay ăn, bàn chải đánh răng và ống dẫn.
  7. PC (Mã số 7):

    • Mô tả: Bao gồm các loại nhựa khác không thuộc các danh mục trên, thường được ký hiệu "Other" hoặc "O".
    • Dạng tái chế: Tùy thuộc vào loại nhựa cụ thể.

Lưu ý rằng mã số tái chế chỉ thể hiện loại nhựa, không phản ánh chất lượng hoặc khả năng tái chế của sản phẩm cụ thể. 

phan-biet-cac-loai-nhua-10
Kí hiệu các loại nhựa

V. Cách nhận biết các loại nhựa bằng cách đốt

Quy trình đốt nhựa có thể giúp nhận biết một số loại nhựa dựa trên cách chúng phản ứng khi tiếp xúc với lửa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc đốt nhựa có thể tạo ra các chất độc hại và gây ô nhiễm không khí, do đó, nên thực hiện quy trình này trong điều kiện an toàn và kiểm soát. Dưới đây là một số cách nhận biết các loại nhựa thông qua việc đốt:

  1. PE (Polyethylene)

    • Quy trình đốt: Nhựa PE sẽ cháy mà không tạo ra nhiều khói. Ngọn lửa thường màu xanh và có thể tự tắt khi nguồn nhiệt độ bị loại bỏ.
  2. PP (Polypropylene)

    • Quy trình đốt: PP cháy mà không tạo ra nhiều khói. Ngọn lửa thường màu đen hơi có màu xanh lá cây. Khi lửa tắt, mùi của nến sẽ xuất hiện.
  3. PS (Polystyrene)

    • Quy trình đốt: PS cháy nhanh và tạo ra nhiều khói. Ngọn lửa có thể màu vàng nhạt đến màu cam. Mùi của nến và sáng cháy nhanh.
  4. PVC (Polyvinyl Chloride)

    • Quy trình đốt: PVC tạo ra khói đen và có mùi khá độc hại. Khi cháy, nó có thể tạo ra muối sắt đen.
  5. PET (Polyethylene Terephthalate)

    • Quy trình đốt: PET cháy nhanh và tạo ra ngọn lửa trong suốt. Có mùi khá giống với mùi của nến.
  6. PC ( Polycarbonate )

    • Quy trình đốt: Nhựa PC thường cháy mà không tạo ra nhiều khói, và ngọn lửa thường là trong suốt hoặc có màu vàng nhạt.

Lưu ý việc đốt nhựa có thể làm tỏa ra các chất độc hại và ô nhiễm không khí. Vì vậy nên thực hiện nó ở nơi có thông gió tốt và trong điều kiện an toàn. Đồng thời, cũng cần nhớ rằng không phải tất cả các sản phẩm nhựa đều làm từ một loại nhựa duy nhất, và nên thực hiện xác nhận từ thông số kỹ thuật hoặc nhãn sản phẩm nếu có thể.

Nhựa là một loại độc hại & dẫn đến những căn bệnh nan y không thể cứu chữa. Vì vậy qua bài viết trên chúng tôi đã mang đến cho các bạn những kiến thức căn bản và chuyên sâu nhất về các loại nhựa. Vậy hãy phân biệt các loại nhựa rõ ràng hơn để đảm bảo sức khỏe của bạn.

Địa chỉ hiện nay của chung tôi tại: 

  • Địa chỉ: 75a Đường Nông Vụ, Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội.
  • Hotline:  0906.301.264 - 0929.823.868.
  • Email: info@inthanhtien.com
  • Website: https://baobithanhtien.com/